Tay co thủy lực là gì? Cấu tạo, cách lắp đặt, phân loại, điều chỉnh
Tay co thủy lực là một phần không thể thiếu tại các loại cửa văn phòng, tòa nhà hiện đại ngày nay. Thiết kế của thiết bị này gồm 1 hộp áp lực và 2 tay co, giúp hạn chế các tác động khiến cửa đóng nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, tay co thủy lực còn hỗ trợ cửa đóng tự động sau khi được mở ra. Để hiểu thêm về thiết bị tiện ích này, cùng Công ty CP TM và Triển khai Công nghệ An Thành tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tay co thủy lực là gì?
Tay co thủy lực (tên tiếng Anh: door closer) hay còn được gọi là tay đẩy hơi là thiết bị chuyên dụng trong các dòng cửa hiện đại ngày nay. Chức năng chính của thiết bị này là hạn chế lực tác động của ngoại lực lên cánh cửa khi chúng được đóng lại. Ngoài ra, cửa có thể tự đóng một cách nhẹ nhàng, tránh va chạm với phần bản lề khi cửa được mở ra.
Hình ảnh tay co thủy lực VVP DC 98 đơn giản cho cửa thoát hiểm tòa nhà
Nguyên lý hoạt động của tay co cửa thủy lực rất đơn giản, khi cửa được mở ra, lò xo tay co tác dụng một lực ngược chiều, giúp kéo cánh cửa đóng lại. Khi cửa gần chạm vào thanh bản lề, một lực đẩy nhẹ giúp giảm tốc độ đóng cửa, hạn chế va chạm và tránh gây tiếng ồn. Hiện nay, tay đẩy thủy lực thường được lắp đặt tại các văn phòng kỹ thuật, phòng lãnh đạo, bệnh viện, trường học, cửa thoát hiểm,...
Cấu tạo của các loại tay co thủy lực
Hiện nay, có nhiều loại tay thủy lực được phân phối trên thị trường với những đặc điểm, kiểu dáng khác nhau. Tất cả những sản phẩm này rất đa dạng và mang nhiều giá trị thương hiệu của nhà sản xuất. Tuy nhiên, xét về mặt cấu tạo thì hầu hết tất cả đều có điểm chung như sau:
- Hộp áp lực: Gồm có hệ thống lò xo và thủy lực. Trong đó, lò xo có kết cấu bền, co giãn tốt để hạn chế tác động lực, kết hợp cùng thủy lực giúp đóng/mở cửa
- Tay co di động: Được hiểu đơn giản là các khớp nối, thiết bị giúp truyền tác động lực đến hộp áp lực.
Hình ảnh mô tả cấu tạo cơ bản của một tay co thủy lực
Căn cứ cấu tạo của tay co, người ta thường chia thành 2 loại bên dưới để dễ phân biệt:
- Tay co có điểm dừng ở góc 90o: Hiểu đơn giản là cửa sẽ bị giới hạn mở ra ở góc 90o, dưới giới hạn này cửa sẽ hoạt động như tay co không điểm dừng. Do đó, loại tay co này sẽ phù hợp hơn với các công trình dân dụng.
- Tay co không điểm dừng: Loại tay thủy lực này phù hợp với các loại cửa chuyên dụng (ví dụ: cửa chống cháy), vì cửa sẽ tự động đóng lại ở bất kỳ góc độ nào khi mở cửa.
Phân loại tay co thủy lực
Hiện nay, có rất nhiều loại cánh tay thủy lực cho cửa khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà quý khách lựa chọn loại tay co phù hợp nhất.
Phân loại tay cửa thủy lực theo cấu tạo
Theo cấu tạo của tay thủy lực, có thể phân thành 2 loại chính là tay co có điểm dừng và không có điểm dừng.
Tay co có điểm dừng
Tay co này sẽ có điểm dừng ở góc 90º, nghĩa là phụ kiện sẽ có tác dụng tự động giữ cánh cửa khi độ mở đạt 90º. Nếu chưa đạt ngưỡng 90º thì tay co có điểm dừng sẽ không thể hoạt động.
Tay co không có điểm dừng
Khác với các loại tay co thủy lực có điểm dừng, tay co không có điểm dừng sẽ không bị giới hạn về độ mở và thời gian mở cửa cửa. Như vậy, dù là cửa đang mở rộng hay hẹp góc thì phụ kiện vẫn có thể hỗ trợ đóng cửa tự động.
Tay co thủy lực không có điểm dừng Kingku
Phân loại tay co theo trọng lượng
- Loại 1: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 45 - 60kg, thường là tay co thủy lực cửa gỗ, cửa nhôm,...
- Loại 2: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 60 - 90kg, thường lắp cho cửa của các chung cư cao cấp, cửa thép chống cháy,...
- Loại 3: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 90 - 120kg. Các loại tay co thủy lực này cũng có thể dùng để lắp đặt trong các công trình dự án, chung cư, cửa thép chống cháy,...
Tại sao nên dùng tay co thủy lực?
Sau khi đã nắm được thông tin về cấu tạo tay thủy lực, chúng ta có thể khẳng định rằng đây là một thiết bị thông minh cần có ở những công trình nhà ở, văn phòng, tòa nhà, trung tâm thương mại,... Tác dụng của tay co thủy lực đó là hạn chế tốc độ đóng/mở cửa, giúp đảm bảo an toàn hệ thống cửa, tăng thời gian sử dụng. Đặc biệt, với những tòa nhà cao tầng hoặc nơi có lượng gió hút mạnh thì thiết bị trợ lực cửa này là vô cùng cần thiết.
Tay co thủy lực giúp hạn chế tốc độ đóng cửa trong một số điều kiện đặc biệt
Ngoài tính năng đóng cửa tự động, một điểm đặc biệt khác khiến nhiều người yêu thích tay thủy lực là khả năng mở cửa một cách dễ dàng và êm ái. Tùy thuộc vào thiết kế và chất liệu, có nhiều loại tay nắm cửa khác nhau để lựa chọn. Ví dụ như tay nắm cửa nhựa PVC, tay nắm cửa inox, tay nắm cửa kính hoặc tay nắm cửa gỗ. Mỗi loại tay nắm cửa đều có tính năng và ưu điểm riêng, giúp tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo tính tiện dụng cho công trình. Với cấu tạo đơn giản và dễ dàng lắp đặt, tay nắm cửa thủy lực được xem là lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình xây dựng.
Nên lựa chọn loại tay cửa thủy lực nào phù hợp nhất?
Hiện nay, có nhiều loại sản phẩm tay đẩy thủy lực khác nhau được phân phối chính hãng trên thị trường. Điều này tạo khó khăn trong việc chọn ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Tuy nhiên, tất cả các dòng tay thủy lực trên thị trường chủ yếu được chia làm 3 loại dựa trên trọng lượng cửa như sau:
- Loại 1: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 45 - 60kg.
- Loại 2: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 60 - 90kg.
- Loại 3: Dùng cho cửa có trọng lượng khoảng 90 - 120kg.
Tay cửa thủy lực 120kg
Trong lượng càng cao biểu thị cho lực đẩy càng mạnh nên các loại tay co thủy lực khác nhau sẽ phù hợp với những cửa riêng, cụ thể:
- Loại 1 phù hợp nhất với cửa nhôm, cửa gỗ công nghiệp, cửa sắt giả gỗ,... các loại cửa chuyên dụng cho gia đình.
- Với các dự án chung cư, tòa nhà,... thì loại 2 hoặc 3 được ưa chuộng hơn. Trong đó, loại 2 được sử dụng phổ biến cho cửa thép chống cháy.
Kinh nghiệm lựa chọn tay co thủy lực tốt
Dựa trên chia sẻ của nhân viên kỹ thuật tại An Thành, dưới đây là một số lưu ý để khách hàng có thể lựa chọn được cho mình tay đẩy thủy lực phù hợp:
- Chọn nhà cung cấp uy tín: Nhà cung cấp quyết định đến 40% cho quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Bởi vì họ là trung gian giữa nhà sản xuất với người dùng. Họ có trách nhiệm bảo hành, bảo trì sản phẩm họ cung ứng, họ duy trì lượng khách hàng thân thiết bằng các chế độ hậu mãi phù hợp. Do đó, một đơn vị uy tín sẽ chỉ phân phối những sản phẩm chất lượng, với giá thành hợp lý nhất
- Lựa chọn tay co phù hợp với cân nặng cửa và mục đích sử dụng: Tùy vào mục đích dân dụng hay chuyên dụng mà cần lựa chọn tay co phù hợp để đảm bảo hiệu quả vận hành, độ bền trong những trường hợp nhất định.
Nên mua tay co thủy lực hãng nào tốt?
Trên thị trường phân phối tay cửa thủy lực hiện nay, không khó để nhận thấy sự đa dạng các thương hiệu về mẫu mã, thông số kỹ thuật,... Nhờ đó, “làn đua” chất lượng và giá tay co thủy lực lúc nào cũng cạnh tranh gắt gao. Một số hãng tay cửa thủy lực đáng mua có thể kể đến như:
- KINGKU: Một hãng tay thủy lực đến từ Hàn Quốc, có chất lượng cao, cùng với giá tay co thủy lực khá cạnh tranh trên thị trường.
- VVP: Là một nhà sản xuất Thái Lan có tiếng trong lĩnh vực tay đẩy thủy lực, VVP mang đến sự đa dạng trong tất cả các dòng sản phẩm, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng trên từng chủng loại.
- TOPONE: Thương hiệu nổi tiếng đến từ nhà sản xuất Trung Quốc, sản phẩm tay cửa thủy lực đến từ hãng này có độ bền cao, giá cả cạnh tranh rất được ưa chuộng tại nước bản địa và cả các dự án lớn tại Việt Nam.
Tay co thủy lực TOPONE 183 - C183 tại Công ty CP TM và Triển khai Công nghệ An Thành
Hướng dẫn cách lắp tay co thủy lực đúng cách
Mặc dù có cấu tạo đơn giản, nhưng bạn vẫn có thể gặp khó khăn nếu lắp đặt không đúng cách. Do đó, trước khi bắt tay vào thực hành, hãy tham khảo cách lắp tay co thủy lực sau đây nhé!
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ như máy khoan tay, tua vít 2 cạnh, 4 cạnh và cờ lê.
- Bước 2: Xác định vị trí đóng/mở, các bản lề của cửa.
- Bước 3: Lấy dấu 6% bề rộng cánh cửa, tính từ tim bản lề đến vị trí vít chỉnh tốc độ theo công thức Rộng cửa/6%.
- Bước 4: Khoan 4 lỗ vít đặt hộp áp lực, 2 lỗ lắp đặt tay đẩy theo các dấu ở bước 3.
- Bước 5: Để cửa đóng, tiến hành lắp đặt tay đẩy cố định vào hộp áp lực. Tay đẩy di động vào các lỗ và siết chặt ốc.
Lắp tay đẩy và siết chặt ốc để cố định tay co
- Bước 6: Mở cửa hợp với bản lề một góc khoảng 90 - 100°. Sau đó, kéo tay cố định xoay 180° (theo chiều kim đồng hồ), khi nghe tiếng lóc tại hộp áp lực là hệ thống đã ghi nhận điểm dừng của tay co là 90°.
- Bước 7: Nới lỏng ốc định vị để điều chỉnh tay di động cho phù hợp với khoảng cách lỗ liên kết trên tay cố định.
- Bước 8: Mở cửa ở các mức từ 90 đến 102° để kiểm tra khả năng hoạt động của tay cửa thủy lực.
- Bước 9: Để kiểm soát tốc độ đóng cửa tự động, bạn có thể siết chặt hoặc nới lỏng ốc tốc độ.
Một số lưu ý trong cách lắp tay co cửa thủy lực
- Nếu cửa mở vào chiều phải thì quý khách thực hiện lắp đặt theo hướng dẫn ở trên của An Thành, chỉ dời hộp áp lực qua bên trái, hướng nắm về bản lề.
- Nếu cửa mở ra theo chiều phải và trái thì thao tác cũng như hướng dẫn. Tuy nhiên, quý khách cần dời hộp áp lực ra ngoài.
- Khi cửa đang đóng tự động thì quý khách không được đẩy hay đóng cửa lại bằng tay.
- Chỉ để cửa dừng tại vị trí 90º, không được cố ép cửa dừng ở những góc khác quá 30 giây.
- Nếu muốn mở cửa với góc trên 90º thì quý khách cần gắn thêm phụ kiện định vị 90º để hạn chế trường hợp cánh cửa bị đẩy quá rộng làm nhông tốc độ bị tuột.
Qua bài viết, chắc hẳn rằng bạn đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về phụ kiện tay co thủy lực. Đây là một thiết bị hữu ích trong cuộc sống, đặc biệt ở những công trình hiện đại, có nhiều lượng khách mỗi ngày như trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng,... Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tay đẩy thủy lực, vui lòng liên hệ với Công ty CP TM và Triển khai Công nghệ An Thành để được hỗ trợ nhé!
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ AN THÀNH
Cửa hàng: 175 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
: 18 Thuốc Bắc, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 0934 507 228/ 0243 756 4324
Email: phukienkinhanthanh@gmail.com
Website: www.anthanhvvp.vn